Ngày 7/6, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện trong kho đông lạnh của bà T. (thuộc thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) có tới 110 tấn cá trong đó có 70 tấn cá nục, 20 tấn cá trích,10 tấn cá ngừ, cá sòng và 10 tấn cá lộn xộn.
Trong buổi kiểm tra này các cơ quan chức năng đã lấy 6 mẫu cá tại kho đông lạnh này đi kiểm tra .Theo như kết quả kiểm nghiệm đã cho thấy có 5 trong số 6 mẫu cá, tất cả đều đạt chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép.Riêng có mẫu cá nục trong lô thu mua ngay tại thời điểm cá chết ở vùng biển miền Trung là phát hiện có chứa chất độc Phenol với hàm lượng là 0,037mg/kg. Được biết, đây là loại chất cực độc, tuyệt đối cấm, và không được sử dụng ở trong thực phẩm.
30 tấn cá nục có chứa chất phenol
Tới ngày 10/6, thông tin về việc 30 tấn cá nục đông lạnh có chứa chất phenol khiến cho dư luận không khỏi bàng hoàng. Chất phenol có trong cá nục đông lạnh được cho là một trong những chất kịch độc, gây nguy hiểm đối với sức khỏe của con người khi sử dụng.
Nếu như con người sử dụng trên 10g phenol thì có thể sẽ gây chết người, và chỉ cần 2gram cũng đã nguy hiểm.Khi sử dụng đồ ăn có chứa phenol, nếu như nhẹ thì sẽ bị gây rối loạn tiêu hóa, thần kinh như là:Mệt mỏi, buồn nôn,chóng mặt, đau nhức đầu…Còn nếu trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng co giật, hôn mê, rối loạn tuần hoàn và hô hấp. Nặng hơn nữa bệnh nhân có thể bị viêm gan, viêm thận, đái ra huyết cầu tố và thậm chí là dẫn tới tử vong.
Theo PGS.TS Trần Hồng Công –là giảng viên khoa Hóa (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, phenol là một họ chất hoá học có phenol đơn vòng và phenol đa vòng. Nếu như trong cá kiểm nghiệm có chứa chất phenol đơn vòng thì nguy hiểm ít hơn phenol đa vòng. Còn Phenol đa vòng rất là nguy hiểm cho sức khoẻ của con người.
Về phía các cơ quan chức năng, ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Chất cực độc có trong 30 tấn cá nục đông lạnh với hàm lượng Phenol là 0,037mg/kg. Đây là dẫn xuất nhân thơm chỉ dùng trong công nghiệp nhằm để tẩy uế và sát khuẩn”.
Do đó mà chất này tuyệt đối không được có trong thực phẩm, kể cả ở ngoài bao bì thực phẩm, thậm chí là đối với các loại thức ăn chăn nuôi. Về nguyên nhân và nguồn gốc khiến cho 30 tấn cá nục nhiểm độc,thì chỉ có thể khẳng định được là có chất độc ở trong mẫu kiểm nghiệm chứ không xác định được nhiễm độc là do đâu.