Nghề giáo là một nghề cao quý ,ngoài những kiến thức cần có để giảng dạy các em thì cũng cần phải có những kỹ năng khác nữa .Dưới đây là một số kỹ năng cần có khi lựa chọn nghề giáo.
Kiến thức
Bạn sẽ được trang bị kiến thức sư phạm về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy của từng bộ môn để bạn có đủ kiến thức của nghề sư phạm trước khi bạn đứng trên bục giảng hoặc là tham gia các cấp quản lí ở trong nghành giáo dục bạn sẽ được đào tạo thêm kiến thức về quản lí ngành giáo dục và đào tạo,quản lí hành chính nhà nước.
Biết nghĩ như… học trò
Để trở thành một người thày thành công trong nghề sư phạm, bạn cần phải đặt mình vào vị trí của học trò để biết nhìn nhận công việc học tập bằng con mắt của học trò.
Nghề dạy học cũng được ví như một phép cầm quân nếu như muốn thắng lợi thì vừa phải “biết mình”,vừa phải “biết người”.Nếu đặt mình vào vị trí của học trò chúng ta sẽ có sự đồng cảm, và sẽ có sự cộng hưởng với nhau sẽ dễ hơn cho việc truyền đạt cũng như tiếp thu của học trò.
Biết cách truyền đạt
Khi theo nghề sư phạm bạn cũng cần phải quan tâm tới “thanh sắc ” nữa.Bởi vì bạn cần phải chinh phục đám đông bằng toàn bộ giọng nói ,cử điệu,ánh mắt,điệu bộ..của bạn.
Trên một phương diện khác, bạn lại cần có những phẩm chất giống như một nhà hùng biện. Bạn cần phải biết cách lôi cuốn những cái đầu đang “bay bổng” ở đâu đó vào trong một chủ đề mà bạn đang muốn hướng tới. Thậm chí, bạn cũng cần phải là một nhà hùng biện có tài,bởi vì trước mắt của bạn không phải là “công chúng” bình thường, mà là những cô cậu học trò với suy nghĩ rất trẻ và phóng khoáng,và còn rất bướng bỉnh nữa. Do đó mà để thu hút sự chú ý của họ thì thật không dễ dàng gì.
Biết tạo không khí thoải mãi dễ chịu
Nếu như bài giảng hay nhưng diễn ra trong không khí quá trang nghiêm,thì nó sẽ không có nhiều giá trị nữa.
Thường các cô cậu học trò lại thích những người thầy cô hài hước,vui tính biết biến những mớ kiến thức khô khan trở nên sinh động,dễ hiểu và hấp dẫn hơn.Nhưng không phải người thầy nào cũng làm được điều đó và nó là cả một nghệ thuật.
Một tiết học nếu như diễn ra trong căng thẳng thì sẽ trở nên tẻ nhạt và gò bó,điều đó có nghĩa là mọi cố gắng của bạn chuẩn bị cho tiết học này trở nên vô nghĩa và mất công.Bởi vì bài học của bạn sẽ bị trôi vội đi mà không có sự tiếp thu hay ghi nhớ nào của học trò.