Dược phẩm là ngành có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội hiện nay. Không giống như những ngành kinh doanh thông thường khác, Dược phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng chính là tài sản quý giá nhất của con người.
Và để có được cái nhìn đúng, đồng thời tìm ra những hướng đi thích hợp thì trước hết chúng ta cần phải biết rõ về thực trạng phát triển, khả năng cạnh tranh của ngành dược Việt Nam so với dược phẩm ngoại nhập. Từ đó mới có thể đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của dược phẩm Việt Nam so với những dược phẩm ngoại trong thị trường nội địa, đặc biệt là khi Việt Nam tiến hành cam kết mở cửa về thị trường dược phẩm khi tham gia vào WTO.
Thực trạng phát triển ngành dược
Từ hàng ngàn năm nay, các loại thuốc phòng, thuốc chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Với dân số lên tới hàng triệu dân thì việc phát triển ngành dược phẩm là được coi như là một điều tất yếu và rất đáng được quan tâm ở Việt Nam.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự thay đổi thất thường của thời tiết dẫn đến việc phát sinh nhiều bệnh tật, từ đó nhu cầu sử dụng thuốc hàng năm là rất lớn. Theo thống kê mới nhất của Cục quản lí dược Việt Nam, lượng tiêu dùng thuốc hàng năm của người dân ngày càng tăng nhanh. Dự kiến con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những năm tới đây khi mà đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Khả năng cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam so với dược phẩm ngoại nhập
Hiện nay, nói về thị trường thuốc tại Việt Nam chủ yếu được cung ứng bởi hai nguồn chính, một là thuốc sản xuất trong nước và hai là thuốc nhập khẩu. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dược trong nước cũng đã có những bước tiến đáng kể.
Sản xuất dược phẩm trong nước đã đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngành dược phẩm Việt Nam vẫn còn đang phải đứng trước nhiều thử thách gay gắt.
Thị trường Dược phẩm trong nước đã bị thuốc ngoại chiếm giữ đến khoảng 60% thị phần). Đa số các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có khả năng sản xuất ra những loại thuốc đặc trị, mà chủ yếu vẫn là thuốc thông thường nhưng chủng loại thì chưa phong phú.
Ngoài ra nhiều loại thuốc trong nước mặc dù có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập nhưng do vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho chính mình nên khả năng cạnh tranh còn thấp.
Trong điều kiện dược phẩm như hiện nay, khi mà nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, các mối quan hệ nước ngoài ngày càng được nâng cao, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường dược phẩm theo đúng với cam kết khi ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO thì một điều chắc chắn rằng, số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là cơ hội cũng đồng thời là thách thức rất lớn. Vì vậy, để có thể phát triển, và chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì việc các doanh nghiệp ngành dược phẩm Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu chính là một điều tất yếu.