Trên trang website của mình, WHO đã đưa ra lời cảnh báo rằng “dịch bệnh sốt vàng da có nguy cơ bùng phát và lây lan rất nhanh, cực kì nguy hiểm".
Bệnh sốt vàng hay sốt vàng da là căn bệnh virus cấp tính, do một loại siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây lên. Các trường hợp bị nhiễm virus thường có triệu chứng bị sốt hoặc đau lưng, nôn mửa, run,.. trong khoảng từ ba đến bốn ngày. Tuy nhiên, chỉ khoảng sau một thời gian ngắn, có 15% số người có các triệu chứng trên sẽ tái phát sốt trở lại. Những người này bắt đầu bị chảy máu từ mắt, dạ dày và mũi, thêm vào đó, triệu chứng nôn, đau bụng sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra bệnh vàng da. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này lên tới 75% đối với các trường hợp nặng cần phải được nhập viện ngay.
WHO cảnh báo dịch bệnh sốt vàng da trên toàn cầu
Vào năm 1986, quốc gia Angola là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh sốt vàng này với khoảng 250 trường hợp tử vong. Cho đến nay, bệnh dịch này lại thêm một lần nữa tái phát và đang có xu hướng lây lan một cách nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực Uganda, Kenya và Cộng hòa Dân chủ Congo đã có trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng.
Peru là khu vực đã có ít nhất 20 trường hợp mắc bệnh, trong khi đó Trung Quốc cũng thuộc danh sách là một trong những quốc gia cần báo động về dịch bệnh này vì đã có rất nhiều người Trung Quốc mắc bệnh sốt vàng khi quay trở về từ Angola.
Với khoảng gần một tỷ người có nguy cơ sẽ mắc phải dịch bệnh chết người ở châu Phi, các nước Châu Mỹ Latinh và hiện đang có nguy cơ bùng phát dịch bệnh mạnh mẽ ở châu Á, bác sĩ Daniel Lucey và các chuyên gia Lawrence Gostin – Đây là hai chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Mỹ đã đứng lên kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng vô cùng khẩn cấp về dịch bệnh sốt vàng.
Vào tháng trước, tổ chức WHO đã tuyên bố dịch bệnh sốt vàng chính là một mối đe dọa cho toàn thế giới, cần phải tổ chức ngay một cuộc họp khẩn cấp về dịch bệnh này. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 11,6 triệu liều vắc xin đã được gửi đến khu vực Angola và khoảng 2,2 triệu liều đang trên đường đến quốc gia Công hòa Dân chủ Congo (DRC). Tổ chức WHO đang nỗ lực cố gắng và giúp Angola, DRC có thể thực hiện chiến dịch tiêm chủng.
Trên website chính thức của mình, WHO cũng khuyến cáo rằng, mọi người dân nên tiêm vắc xin phòng bệnh 10 ngày trước khi có ý định di chuyển đến các vùng đang xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, tổ chức WHO còn kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới tích cực hơn nữa trong việc tiêu diệt muỗi Aedes aegypti để đề phòng dịch bệnh lây lan mạnh.