Người Nhật Bản quan niệm rằng, gia đình là nơi đầu tiên ươm mầm cho những kỹ năng sống của trẻ.
Đối với mỗi một người, kỹ năng sống là một trong các kỹ năng quan trọng nhất, cần được rèn luyện, trau dồi hàng ngày. Tại đất nước Nhật Bản, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu đời. Bởi người Nhật tin rằng, kỹ năng sống là một phạm trù đạo đức, trẻ được học kỹ năng sống để rèn luyện thói quen tự giác, tự chủ, tự lập, vừa có tinh thần cầu tiến vừa có kỹ năng tự mình giải quyết những vấn đề của cá nhân, tập thể. Và cha mẹ là những người thầy đầu tiên, quan trọng nhất để dạy cho trẻ những kỹ năng sống ấy.
Làm quen với thế giới tự nhiên là bài học cần thiết
Ở xứ sở hoa anh đâò, việc tạo điều kiện cho trẻ em được thích nghi và tìm hiểu môi trường sống xung quanh là một điều hết sức quan trọng. Đây là kỹ năng sống đầu tiên mà các ông bố bà mẹ Nhật dạy cho những đứa con thân yêu của mình. Từ khi chỉ mới 2 tháng tuổi, trẻ em Nhật đã được bố mẹ bé ra ngoài đi dạo để cảm nhận không khí buổi sáng. Và khi lớn thêm chút nữa, trẻ được bố mẹ đưa ra ngoài dưới cái nóng mùa hè, cái rét buốt mùa đông hay dưới những cơn mưa nhẹ mà không cần mũ.
Mục đích của những việc làm này là để trẻ được hòa nhập, làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ khi còn nhỏ. Họ không ngại nếu con mình bị ốm khi làm như vậy, bởi họ hiểu răng, việc cho các bé trải qua môi trường như thế, trẻ mới được tôi luyện bản thân, mạnh dạn hơn với thời tiết. Và thực tế đã chứng minh rằng, trẻ em Nhật rất rắn rỏi, khỏe mạnh, ít khi mắc phải những bệnh liên đến môi trường, khí hậu. Ngoài ra, bố mẹ Nhật còn thường xuyên cho con của mình được tham gia trải nghiệm hoạt động nông trại, nuôi cấy và thu hoạch. Đây là một trải nghiệm thú vị và hữu ích, giúp trẻ cảm nhận được niềm vui khi thu hoạch thành quả lao động của mình và biết trân trọng sức lao động của người khác.
Bên cạnh đó, họ còn dạy cho trẻ cách ứng phó với động đất, sóng thần khi chúng xuất hiện, dạy cho trẻ cách kiềm chế sợ hãi, giữ bản thân bình tĩnh trước mọi tình huống. Qua đó, trẻ sẽ rèn luyện được tính kiên cường, khả năng tự lực cánh sinh.
Không áp đặt trẻ
Bậc phụ huynh Nhật luôn chú trọng rèn luyện cho con mình khả năng tự lập theo độ tuổi. Đó là thói quen ngủ dậy sớm, là thói quen ăn uống khoa học. Khi trẻ được 1 tuổi rưỡi, sẽ cho trẻ tự xúc ăn, không xem tivi lúc ăn, không đi rong. Đến 3 tuổi, bé sẽ phải tự làm những việc vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo và dọn dẹp đồ đạc mình bày ra. Bố mẹ còn tích cực dạy cho con giúp các công việc nhà phù hợp với khả năng. Thông qua từng việc làm nhỏ này, trẻ sẽ có được tinh thần tự chủ, suy nghĩ tích cực, có tự tin, và biết cách giải quyết vấn đề. Việc cho trẻ chủ động làm những công việc nhà, để trẻ được tự do thể hiện bản thân là cơ hội tốt để rèn cho trẻ một kỹ năng sống tích cực.
Vun đắp kỹ năng giao tiếp
Gia đình là một trong những giá trị thiêng liêng, tôn quý nhất trong tư tưởng của người Nhật. Chính vì vậy, những bậc làm cha, làm mẹ luôn dạy cho những đứa trẻ của mình cách để giao tiếp với gia đình, xã hội xung quanh. Họ xây đắp cho trẻ mỗi ngày một tính cách trung thực, một tinh thần trách nhiệm, biết nhẫn nại quan tâm.
Bố mẹ Nhật sẽ không nhìn vào kết quả trước mắt để đánh giá con mình mà sẽ cùng trẻ đi cả một quá trình dài, đưa ra những lời khuyên bảo bổ ích để trẻ vượt qua những vấn đề trong ứng xử, giao tiếp.
Ngoài ra, trẻ em Nhật ngay từ khi còn nhỏ đã được kể cho nghe những câu chuyện gần gũi về gia đình, về cuộc sống, về sự yêu thương, bao dung, chăm sóc lẫn nhau. Từ đó trẻ sẽ có được thái độ đúng đắn trước mọi người xung quanh.
Lắng nghe thay vì phản kháng
Đây là một kỹ năng quan trọng mà người Nhật sử dụng để giao tiếp với các con của mình. Họ không chặn họng khi trẻ đang nói, không quát mắng hay gặt phăng đi những ý kiến của con khi có vấn đề lớn xảy ra. Thay vào đó là sự lắng nghe, kiềm chế cơn giận và tìm những lời khuyên chân thành cho con. Bởi người Nhật cho rằng, mọi vấn đề đều có thể giải quyết khi chúng ta bình tĩnh. Cách giải quyết này sẽ xua tan đi những xung đột không đáng có giữa bố mẹ và trẻ con.
Chơi cùng con
Chơi cùng con là một cơ hội tuyệt vời để bố mẹ dạy cho con những kỹ năng mềm cần thiết. Do đó, các ông bố bà mẹ Nhật luôn chịu khó chơi với con mình, nhất là các môm vận động như chơi bóng, leo trèo, đạp xe.