Cha mẹ hay có thói quen ngoáy tai cho trẻ khi trẻ vừa tắm xong mà không biết rằng đã tạo điều kiện làm tổn thương đến tai của trẻ.Việc ngoáy tai không nên lạm dụng chỉ khi cần thiết các mẹ mới thực hiện ngoáy tai nhưng phải hết sức cẩn thận.
Việc dùng tăm bông lau ống tai cho trẻ rất có thể sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong.Bởi vì ống tai của trẻ có cấu tạo xuống dưới và hơi dốc ra ngoài ,ở ngoài gần cửa tai lại có 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai giúp bảo vệ tai của trẻ,khi có những vật bẩn bụi vào tai thì tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng không cho chúng vào sâu trong tai,sau đó thì lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra bên ngoài cửa tai lúc này ráy tai sẽ tự động rơi ra ngoài mà không cần phải lấy ra cho trẻ.
Mỗi lần tắm xong cha mẹ lại lấy tăm bông lau ống tai cho trẻ điều này sẽ khiến cho tai của trẻ bị tổn thương mà còn làm ráy tai của trẻ vào sâu hơn.Khi ráy tai vào sâu bên trong thì việc lấy sẽ gặp khó khăn bởi vì ống tai gồm 2 đoạn là ống xương và đoạn ngoài ống sụn,khi lấy ráy tai sẽ chạm tới vùng ống tai xương làm cho trẻ cảm thấy đau.Đặc biệt là khi chúng ta mải ngoáy mà không biết điểm dừng trẻ sẽ cảm thấy đau và phản xạ chuyển động đầu rất dễ gây ra chấn thương ống tai hoặc là màng nhĩ của trẻ.
Việc sử dụng bông làm sạch tai không cẩn trọng còn nguy hiểm tới thính giác của trẻ,nguy hại nữa gây ra tình trạng viêm tai giữa rất nguy hại cho trẻ.Do đó mà cha mẹ không nên lạm dụng việc sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ hàng ngày bởi vì việc lấy ráy tai mỗi ngày sẽ làm cho lông tai của trẻ rụng không còn chức năng loại bỏ chất bẩn ra ngoài cửa ống tai nữa ,sẽ gây ra viêm ống tai ngoài hoặc là có nhiều ráy tai hơn.
Những lưu ý khi dùng bông ngoáy tai cho trẻ :
– Cha mẹ cần phải sát trùng tay sạch sẽ đồng thời vệ sinh đúng cách trước khi ngoáy tai cho trẻ.
– Khi dùng bông ngoáy tai cha mẹ cần phải hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận tránh gây trầy xước ống tai của trẻ,bởi vì nếu không làm cẩn thận thì có thể sẽ gây thủng màng nhĩ của trẻ.
– Khi tắm cho trẻ các mẹ cũng nên cố gắng không để cho nước rơi vào trong tai trẻ. Nếu như trẻ có ráy tai, khó lấy thì các mẹ nên nhỏ một chút nước muối sinh lý vào trong tai trước đó từ 2-3 ngày. Làm cách này sẽ làm cho ráy tai mềm và tự chảy ra ngoài hoặc là lấy ráy tai sẽ dễ dàng hơn và không gây đau rát cho trẻ.
– Khi trẻ đang bị bệnh về tai như viêm tai giữa cấp thì tuyệt đối không được ngoáy tai cho trẻ vì sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng lớn đến tai bé.