Tạp chí Times Higher Education mới đây vừa công bố bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Châu Á năm 2017 với 300 trường thuộc 24 quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam không có trường Đại học nào lọt vào danh sách này.
Bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Châu Á năm 2017 theo công bố tăng 100 trường so với năm 2016. Trong đó, thống trị top 20 cà những trường Đại học của các nước Đông Á. Cụ thể: Trung Quốc có 6 trường, Hàn Quốc và Hồng Kông đều có 5 trường, Nhật và Singapore có 2 trường.
Trong năm 2017, trường Đại học Quốc Gia Singapore (NUS) tiếp tục giữ vị trí quán quân, là địa học số 1 Châu Á với tổng điểm đánh giá là 80,6, cao hơn nhiều so với trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đứng ở vị trí thứ với 77.5 điểm. Như vậy đây là năm thứ 2 trường Đại học NUS nắm giữ vị trí này.
Đáng chú ý, trong top 10 ghi nhận sự bức phá của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đứng thứ 5 năm 2016 lên vị trí thứ 3 năm nay.
Thái Lan là đại diện Đông Nam Á có nhiều trường Đại học lọt vào bảng xếp hạng nhất với 10 trường. Trong đó trường Đại học Mahidol đứng vị trí cao nhất, xếp thứ 97. Indonesia cũng có 2 trường trong danh sách năm nay.
Điều đặc biệt, dựa trên bảnh xếp hạng nay, có thể thấy rằng nhiều quốc gia đã mạnh tay hơn trong việc đầu tư cho ngành giáo dục bậc cao. Điển hình như Malaysia với 9 trường lọt vào danh sách năm 2017 này với 7 trường thuộc top 200. Đây được xem là quốc gia châu Á có tiềm năng lớn nhất. Bởi năm ngoái chỉ có 4 trường của Malaysia lọt vào bảng xếp hạng này. Pakistan năm nay cũng đươc xem là con hắc mã với 7 trường Đại học, tăng hơn 5 trường so với năm ngoái.
Nhật Bản đứng đầu với danh sách 69 trường Đại học trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, nhiều trường Đại học của đất nước mặt trời mọc đã bị giành lấy vị trí của mình năm ngoái bởi các trường Đại học Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông. Quốc gia xếp vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là Trung Quốc với 54 trường Đại học. Đất nước Ấn Độ ở top 3 với 33 trường.
Tuy nhiên, thật đáng tiếc là năm nay Việt Nam không có trường Đại học nào lọt vào danh sách top 300 Đại học tốt nhất Châu Á này.
Bảng xếp hạng Đại học Châu Á của Times Higher Education cũng tương tự như bảng xếp hạng đại học thế giới có 13 tiêu chí bình chọn với 5 lĩnh vực: giảng dạy 25% (môi trường giảng dạy), nghiên cứu 30% (số lượng, danh tiếng, thu nhập), trích dẫn nghiên cứu 30% (tầm ảnh hưởng nghiên cứu), triển vọng quốc tế 7,5% (giảng viên, nghiên cứu, sinh viên) và chuyển giao kiến thức 7,5% (chuyển giao kiến thức).
Để khẳng định vị thế, uy tín mình các trường Đại học đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó việc xây dựng văn hóa chất lượng được coi là lựa chọn hàng đầu và vô cùng quan trọng với việc đảm bảo hiệu quả đào tạo.