Một kỳ một ngành nghề nào ,hay đơn ra hơn là trong những cuộc nói chuyện thì luôn luôn có người nói và người tiếp nhận thông tin đưa ra những ý kiến phản hồi cả tích cực lẫn tiêu cực.Đặc biệt trong những ngày như ngành y,ngành bảo hiểm,…mỗi ngày đều tiếp nhận hàng trăm ,hàng nghìn những ý kiến,những phản hồi khác nhau và làm sao để tiếp nhận những thông tin ấy và đưa ra những cách trả lời hiệu quả nhất.Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những kỹ năng để tiếp nhận để xử lý và đưa ra cách trả lời khôn ngoan nhất nhằm trả lời những câu hỏi,những phàn hồi mà khách hàng đặt ra.
Phản hồi là biện pháp giao tiếp để đưa và nhận thông tin về cách ứng xử.
Kỹ năng phản hồi là một trong những phần rất quan trọng trong giao tiếp mỗi ngày nói chung và trong môi trường học tập của sinh viên y khoa nói riêng. Khi một người ,một sinh viên nhận được những phản hồi tốt mang tính xây dựng, nó sẽ giúp cho họ sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện mình hơn và tối đa hóa những khả năng sẵn có của mình.
Phản hồi có thể sẽ được thực hiện theo hai phương pháp: Phản hồi xây dựng (hay có thể gọi là phản hồi tích cực) và phản hồi theo hướng “khen và chê”.
Phản hồi xây dựng là cách đưa ra những thông tin chi tiết,cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát,đánh giá nêu lên những điểm tích cực và một số điểm cần cải thiện.
Phản hồi theo hướng “khen và chê” là một số đánh giá mang tính chất cá nhân,cách nhận xét chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa vào quan điểm, cảm nhận của người đã đưa ý kiến phản hồi.
Trong suốt quá trình học tập, cũng có khi bạn là người nhận phản hồi từ những thầy cô và bạn bè, nhưng đôi khi bạn lại chính là người đưa những ý kiến phản hồi cho chính những người thầy cô hoặc bạn bè của mình. Nhưng trong dù ở vai trò nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng để không bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi “khen và chê”.
Những nguyên tắc cần nhớ khi đưa ý kiến phản hồi xây dựng:
1. Chỉ nên đưa những ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người tiếp nhận;
2. Cố gắng đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, trong khi sự việc vẫn còn mới và đang diễn ra trong đầu của cả người đưa ra phản hồi và nhận phản hồi. Tuy vậy, khi đưa ý kiến phản hồi một số điểm cần cải thiện, cần chú ý: Nếu trong quá trình khi sự việc xảy ra, tâm trạng của cả người đưa hoặc nhận phàn hồi đều không tốt, hãy dành một khoảng thời gian nhất định để cả hai bên bình tĩnh trở lại và người đưa phản hồi hãy sắp xếp ý tưởng cho thật hợp lý, có được giọng nói tốt, ngữ điệu phù hợp và đã “sẵn sàng” khi đó hãy thực hiện đưa ra phản hồi