Trong số 7 tỉ người trên Trái Đất,thì có khoảng 6 tỉ người đang sở hữu điện thoại đi động. Và việc sử dụng điện thoại thường xuyên có làm ảnh hưởng tới bộ não của chúng ta không?
Thay đổi về mặt cơ thể
Tính trung bình một ngày một người sẽ dành ra tầm 4,7 giờ để sử dụng các thiết bị di động.
Kết hợp với khoảng thời gian ngồi sử dụng máy tính, thì tỉ lệ mắc chứng cận thị đã tăng nhanh trong thập kỷ vừa qua.
Trong những năm 1970, tỉ lệ những người bị cận thị ở Bắc Mỹ là khoảng 1/4 nhưng trong năm nay đã lên tới là 1/2, thậm chí có những nơi ở Châu Á tỉ lệ này còn lên tới 80-90%.
Thay đổi về mặt não bộ
Các nhà nghiên cứu đã so sánh việc nghiện điện thoại tương đương với nghiện cocaine và nicotine.
Đó là lí do mà vì sao các nhà lập trình luôn sản xuất nội dung mới ở trên ứng dụng của họ, điều này sẽ khiến người dùng không thể nào rời mắt khỏi điện thoại được.
Theo như kết quả thì có tới 93 % thanh niên có độ tuổi từ 18-29 sử dụng smartphone với mục đích là xóa tan cảm giác nhàm chán, thay vì tham gia các hoạt động bổ ích khác như đọc sách hay xã giao với mọi người xung quanh.
Chứng bệnh này còn có tên gọi là nomophobia (no mobile phobia), nó được miêu tả bằng cảm giác lo lắng hoặc là sợ sệt mỗi khi không có điện thoại di động trong người.
Ngoài ra, thì não cũng bị ảnh hưởng,. Bởi các sóng alpha (8-12 Hz) sẽ thường gắn với cảm giác thư giãn, còn sóng gamma (40Hz) thì gắn với sự chú tâm có ý thức.
Các thí nghiệm này cũng đã chứng minh trong lúc điện thoại phát ra các sóng để thực hiện cuộc gọi, sóng alpha ở trong não tăng lên một cách đáng kể, kết quả đã cho thấy điện thoại cũng là một trong những tác nhân khiến cho não thay đổi cách thức hoạt động.
Thay đổi về mặt đời sống
Điện thoại cũng làm thay đổi giấc ngủ của chúng ta,bởi vì các ánh sáng màu xanh được phát ra từ màn hình điện thoại đã làm nhiễu loạn đồng hồ sinh học của con người, điều này đã làm giảm thời gian ngủ sâu và từ đó nó đã sinh ra các chứng bệnh như là béo phì, ung thư và tiểu đường.
Các thí nghiệm khoa học này cũng đã cho thấy những người thường xuyên có thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ sẽ rất khó đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời cơ thể sản sinh melatonin – hoócmôn giúp điều hòa giấc ngủ.
Một nghiên cứu trong năm 2014 đã cho thấy chỉ có một số ít người dùng sử dụng smartphone nhằm quảng bá cho dịch vụ ngân hàng điện tử, tìm cách chữa trị bệnh và tìm kiếm việc làm.