Trường hợp của chị Cao Mỹ Hằng trú tại tỉnh Lâm Đồng bị ung thư vú khi mới 36 tuổi.Chị Hằng kể lại lần đầu tiên đi khám bác sĩ đã thấy một khối u ở ngực và bảo chị nên thoe dõi tình trạng sức khỏe tháng sau tới kiểm tra lại,sau khi chị đi khám lại thì bác sĩ chuẩn đoán chị bị ung thư vú.
Chị hoang mang và lo lắng vì không hiểu nguyên nhân tại sao.2 ngày sau chị tới bác sĩ để tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn về bệnh ung thư vú.Chị giật mình khi bác sĩ hỏi về việc sử dụng thuốc tránh thai .Từ khi sinh con xong chị không đặt vòng mà sử dụng thuốc tránh thau uống hàng ngày.
9 năm uống thuốc tránh thai rất đều đặn,khi dùng thuốc chị không thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào nên cứ nghĩ là nó lại tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm tới vậy.Bệnh ung thư vú chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng sẽ dựa vào các yếu tố nguy cơ bao gồm nội sinh và ngoại sinh.
Yếu tố nội sinh là do si truyền,nội tiết tố nữ,còn lại đa phần là do yếu tố ngoại sinh như là thuốc lá,uống thuốc tránh thai,bia rượu,nạo phá thai nhiều lần hoặc là do lối sống lười vận động.
Những yếu tố gây ung thư vú
Theo như PGS TS Phạm Duy Hiển – Nguyên PGĐ Bệnh viện K Trung ương đã cho biết,sử dụng thuốc tránh thai đường uống là yếu tố có thể gây ra bệnh ung thư vú. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc dùng thuốc tránh thai kéo dài, thường xuyên trên 5 năm sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú lên tới 1,5 lần, nếu như dùng trên 10 năm sẽ tăng lên 2 lần so với những người không dùng.
Nạo phá thai sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú,Đối với những phụ nữ dùng nội tiết để hỗ trợ tiền mãn kinh trên 5 năm cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao.
Ngoài ra, thì bệnh ung thư vú cũng có liên quan tới các yếu tố nội sinh.Những phụ nữ có kinh nguyệt thường là( trước tuổi 13 )và hết kinh nguyệt muộn (sau 50) sẽ có khả năng bị mắc ung thư vú cáo hơn người bình thường khác.Còn đối với phụ nữ có con đầu lòng sau 30 tuổi và không sinh con thêm lần nào ,hoặc là không cho con bú thì cũng có tỷ lệ bị mắc ung thư vú cao hơn.
Ung thư vú có mối liên quan đến di truyền khá cao,theo như thống kê thì có tới 5-10% số bệnh nhân đã bị ung thư vú liên quan đến gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người có mẹ đã bị ung thư vú thì khả năng mình cũng bị ung thư vú sẽ cao gấp đôi so với những người thường ở lứa tuổi 40-50.