Suy dinh dưỡng đang là mối đe dọa nghiệm trọng đối với trẻ em trên toàn thế giới. Để giải quyết tình trạng này, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ của mọi quốc gia.
Theo báo cáo của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em thì số lượng trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi trên toàn cầu tính từ năm 1990 đến nay đã giảm 1/3. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3,1 triệu trẻ tử vong do suy dinh dưỡng mỗi năm và có 159 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân chính được xác định là do thiếu vệ sinh, thiếu chăm sóc sức khỏe và thiếu dinh dưỡng.
Trẻ em suy dinh dưỡng giảm như chưa đạt mong đợi
Nhiều quốc gia đã cam kết sẽ giảm được 40% số trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi vào năm 2025. Tuy nhiên, những tiến bộ hiện tại của các quốc gia đều chưa được như mong đợi. Ước tính tới năm 2030, vẫn còn khoảng . Tuy nhiên, đến nay các quốc gia chưa đạt được tiến bộ như mong muốn. Ước tính đến năm 2030, 129 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi trên thế giới và vẫn đề này sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với các quốc gia.
Đối với các nhóm trẻ em nghèo, trẻ em chịu nhiều thiệt thòi như trẻ nhập cư, trẻ bị phân biệt đối xử… thì việc giảm suy dinh dưỡng là đặc biệt khó khăn. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã nghiên cứu và nhận thấy nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em nông thôn cao gấp 1,37 lần so với trẻ em thành phố.
Xu hướng trẻ thừa cân cũng đang gia tăng
Tịnh trạng trẻ em béo phì, thừa cân cũng đang phát triển song song với suy dinh dưỡng trên toàn thế giới. Hiện tại, số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân lên tới 41 triệu trẻ, tăng 10 triệu trẻ em chỉ trong vong 20 năm. Đây cũng là một thách thức lớn, đáng lo ngại đối với sức khỏe trẻ em.
Những nỗ lực giảm suy dinh dưỡng của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em ở Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, khoảng cách giữa dinh dưỡng của trẻ em người Kinh và trẻ em dân tộc thiểu số là rất lớn. Theo khảo sát năm 2013 được thực hiện bởi trường Đại học Oxford (Anh quốc) thì có khoảng 52% trẻ em dân tộc thiểu số Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thấp còi trong độ tuổi 5 đến 12, trong khi ở trẻ em người Kinh thì chỉ có 14%. Trong khi 54% trẻ em người Kinh được sử dụng các sản phẩm từ sữa, thì tỉ lệ này ở trẻ em dân tộc thiếu số là 10%. Khảo sát này cũng nêu rõ, có khoảng 36% trẻ em dân tộc không được tiếp cận nguồn nước sạch.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực nhằm làm giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam mà điển hình là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong nước, Tổ chức này đã tập huấn có cán bộ y tế về công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, mục đích nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của gia đình, cán bộ y tế về việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé trong 1.000 ngày đầu đời. Tất cả các chương trình do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phát động đều hướng tới mục tiêu tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe và chất lượng dinh dưỡng tại cộng đồng cho bà mẹ và trẻ em, tuyền truyền nâng cao nhận thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài ra, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em còn đưa ra khuyến nghị với Chính phủ về việc nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền, đồng thời xây nội dung chương trình dinh dưỡng bám sát tình hình thực tiễn của địa phương nhằm, hướng tới giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi./.