Trang chủ / Tin tức / Xu hướng ngành dược trên toàn thế giới

Xu hướng ngành dược trên toàn thế giới

Hình thành và phát triển đàu tiên tại các quốc gia như : Thụy Sĩ, Ý, Đức,.. từ những năm 20 của thế kỷ trước, đến nay, trải qua nhiều thập kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm đã có nhiều chuyển biến rỗ rệt, các hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu đã khiến cho một số tập đoàn dược phẩm khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới đồng thời kiểm soát nền công nghiệp dược toàn cầu.

a

Xu hướng ngành dược những năm gần đây trên toàn thế giới

Những năm gần đây, dân số thế giới tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60 , cùng môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm nặng chính là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu về thuốc men trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tác động mạnh tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới. Theo dự báo mới đây, tổng giá trị tiêu thụ thuốc thế giới từ 731 tỷ USD năm 2007 sẽ tăng lên trên khoảng  1.000 tỷ USD vào năm 2017 .

Trong năm 2011, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới chiếm 34%,  đứng thứ hai là Nhật chiếm 12%. Tổng giá trị tiêu thụ thuốc tăng trưởng mạnh ở các nước có nền công nghiệp dược đang phát triển.

Trong giai đoạn từ 2012-2017, mức độ tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm tại các quốc gia có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân sẽ rơi vào khoảng 1% – 4%, trong đó  Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức âm.

Trong tương lai,  thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á sẽ đầy hứa hẹn, Singapore sẽ là quốc gia có mức tăng trưởng hàng năm là khoảng  9,3%,  đây sẽ là trung tâm thương mại dược phẩm quan trọng bậc thế giới, là nơi kết nối khu vực này với phía Tây.

a

 

Chi tiêu và xu hướng sử dụng thuốc

Nhóm những quốc gia phát triển và có nền kinh tế tiên tiến,  hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt có mức chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu người khá cao. Dự báo  trong 2016,   Mỹ, Nhật và  người Canada sẽ có mức chi nhiều nhất thế giới, theo thứ tự sẽ là 892, 644 và  420 USD/người/năm, trong khi đó, mức chi bình quân đầu người trên toàn thế giới chỉ khoảng 186 USD/người/năm. Chỉ với ba nước dẫn đầu này đã chiếm đến 55% tổng giá trị tiêu thụ thuốc toàn cầu. Trong nhóm nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển, Trung Quốc là quốc gia có mức chi tiêu 121 USD/người/năm và Ấn Độ có mức 33 USD/người/năm,  đây là quốc gia có mức chi cho tiêu thụ thuốc thấp nhất trên thế giới hiện nay.

Xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành dược là điều tất yếu trong bối cảnh dân số toàn cầu hiện nay, với 50% tổng chi tiêu cho thuốc toàn cầu dành để điều trị 5 nhóm bệnh chính đó là: tiểu đường, ung thư, hen suyễn hô hấp, kiểm soát mỡ máu, hệ miễn dịch. Các loại thuốc điều trị các bệnh này đồng thời thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất từ nay cho đến năm 2017.

c

 

Tùy theo các khu vực mà mỗi loại thuốc được quan tâm sử dụng khác nhau. Dự báo trong năm 2017, biệt dược các loại sẽ có mức tiêu thụ ở các thị trường phát triển với tỷ trọng cao: khoảng 67% và thuốc generics, loại thuốc có giá rẻ chỉ chiếm khoảng 21%, trong khi đó, ở các thị trường đang phát triển thì tỷ trọng biệt dược ở mức 26% và thuốc generic đạt 63%. Nhìn chung trên thế giới, nhóm biệt dược sẽ chiếm ưu thế với khoảng  52% và nhóm thuốc generic sẽ chiếm 36% trong cơ cấu tiêu thụ thuốc.

Có thể bạn quan tâm

SÂM TỐ NỮ – THẢO DƯỢC QUÝ DÀNH CHO PHÁI NỮ

Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, là một loại rễ củ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *